Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, ọc sữa và đi ngoài nhiều phải làm sao?

Người đăng: xuanhathudong on Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng khá phổ biến, ngay cả người lớn cũng vậy, tuy không nguy hiểm nhưng sôi bụng thường gây cho trẻ cảm giác khó chịu, gây khó khăn trong việc ăn uống và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Bài viết giúp các mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng cũng như biết được nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị hiệu quả. Tiếng sôi bụng là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh đang hoạt động bình thường, tuy nhiên cha mẹ lưu ý nếu tiếng sôi phát ra từ bụng trẻ ngày càng lớn, âm thanh sắc và mạnh hơn thì hãy đưa trẻ đến khám để bác sĩ chuẩn đoán và điều trị hiệu quả, vì không ngoại trừ trường hợp sôi bụng là dấu hiệu của tắc nghẽn đường ruột, gây nguy hiểm cho trẻ.


Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Tiếng sôi bụng ở trẻ phần lớn là điều bình thường nhưng khi cơn sôi bụng gây ra bởi sự tắc nghẽn của lượng khí ở các nếp gấp của ruột hoặc một nơi nào đó trong đường tiêu hóa thì sẽ làm trẻ sơ sinh khó chịu và quấy khóc. Vậy nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này?! Sau đây là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó chịu và quấy khóc do sôi bụng:
  • Mẹ cho trẻ bú ngoài quá sớm: Việc mẹ cho trẻ bú ngoài quá sớm là một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh, vì lúc này cơ thể trẻ không dung nạp được đường lactose có trong các loại sữa ngoài. Hàm lượng lactose không được dung nạp sẽ tích tụ ở ruột, gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
  • Mẹ cho trẻ bú bình không đúng cách, vệ sinh bình sữa chưa sạch hoặc pha sữa chưa đúng khiến trẻ nuốt phải không khí trong lúc bú.
  • Việc mẹ ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, thức ăn khó tiêu hay có tính nóng cũng là nguyên nhân khiến bé bú sữa mẹ vẫn bị sôi bụng.
Cách chữa bệnh sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao?! Sau đây là những cách chữa bệnh sôi bụng hiệu quả ở trẻ sơ sinh, các mẹ tham khảo để áp dụng cho con:
– Thay đổi tư thế cho bé bú
Mẹ hãy thay đổi tư thế cho bé bú nếu mẹ thấy trẻ khóc và nghe thấy âm thanh sôi bụng, việc này sẽ giúp lượng khí tắc nghẽn đi qua đường tiêu hóa và giúp trẻ hết sôi bụng, cụ thể như sau:
  • Đặt trẻ tựa đầu lên vai bạn và vỗ lưng để trẻ ợ nóng.
  • Hoặc đặt trẻ nằm ngửa, gập đầu gối và di chuyển từng chân trẻ lên xuống.
Đối với trẻ bú bình, mẹ lưu ý đảm bảo miệng trẻ ngậm vừa núm vú để ngăn không để trẻ nuốt phải không khí trong khi bú.
– Thay đổi chế độ ăn của mẹ
Chế độ ăn của mẹ cũng ảnh hưởng đến việc trẻ bú mẹ có bị sôi bụng hay không, vì trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa non nớt, dễ nhạy cảm với các loại thức ăn hấp thụ qua đường sữa mẹ. Một số loại thực phẩm mẹ ăn khi bé bú cũng góp phần tạo ra không khí, khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng như cà chua, cam, quýt, bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, giá đỗ, các sản phẩm làm từ đậu nành và sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày, vì vậy mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm này để phần nào giảm lượng khí sinh ra trong bụng trẻ.
>> Xem thêm: có nên mua điện thoại trên ebay hay không - dịch vụ nhận đặt mua áo khoác quảng châu giá rẻ uy tín nhất - dịch vụ chuyên nhận ship hàng từ taobao về việt nam tốt nhất - dịch vụ nhận đặt mua hàng mỹ ở việt nam uy tín nhất
Cách phòng ngừa sôi bụng cho trẻ sơ sinh
Như đã nói ở trên việc sôi bụng ở trẻ không gây nguy hiểm nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, vì vậy việc phòng ngừa sôi bụng cho trẻ là điều cần thiết. Sau đây là những cách phòng ngừa sôi bụng cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà các mẹ nên làm:
– Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong những năm đầu đời là cách phòng tránh sôi bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Nếu mẹ ít sữa thì có thể cho bé bú nhiều lần để bé đủ no và cơ thể mẹ cũng tự điều chỉnh để tiết ra lượng sữa nhiều hơn.
– Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng sữa công thức thay thế, mẹ cần tìm hiểu kỹ về thành phần, lượng sữa và cách pha trước khi cho bé uống. Khi mua sữa và các chế phẩm từ sữa, mẹ lưu ý đọc kỹ thành phần dinh dưỡng để chọn loại có hàm lượng lactose thấp, giúp cho việc tiêu hóa của trẻ diễn ra dễ dàng.
– Pha sữa và cho bé bú bình đúng cách, mẹ lưu ý pha sữa trước khi cho bé bú 5 – 10 phút rồi để bình sữa đứng để tăng thời gian phân hủy bọt khí, mẹ cũng nên khuấy nhẹ sữa trong lúc pha để tránh bong bóng khí nhé.
– Chế độ ăn uống của mẹ cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa sôi bụng ở trẻ sơ sinh, mẹ lưu ý nên ăn thực phẩm ít mỡ, hạn chế thức ăn có tính nóng, ăn nhiều rau củ và hoa quả và uống ít nhất 2 lít nước/ngày.

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét