Trẻ sơ sinh có đờm bị khò khè ở cổ họng phải làm sao?

Người đăng: xuanhathudong on Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng thì phải làm sao cũng như biết được cách chữa trị trẻ bị khò khè hiệu quả. Trẻ sơ sinh bị khò khè dù không phải là một dấu hiệu quá nặng và tất cả các bệnh là nguyên nhân của triệu chứng này đều nguy hiểm nhưng các mẹ cũng nên chủ động chăm sóc và điều trị phù hợp cho bé để dứt điểm và tránh cho bé những biến chứng không đáng có nhé. Hy vọng bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích trong việc biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý trẻ bị khò khè có đờm ở cổ họng, đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện sau này.



Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè
Trẻ dưới 2 – 3 tuổi rất dễ bị khò khè, vì ở lứa tuổi này, phế quản có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm. Theo thống kê, có khoảng 30% trẻ dưới 2 tuổi ít nhất có một đợt khò khè, 40% ở trẻ 3 tuổi và 60% ở trẻ 6 tuổi. Sau đây là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè, các mẹ lưu ý:
  • Đối với trẻ dưới 5 tuổi, hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị khò khè khi ngủ. Trẻ thường có tiền căn dị ứng như có cha mẹ hay ông bà bị suyễn, lúc nhỏ hay bị nổi mề đay từng đợt, bản thân trẻ bị eczema (lác sữa).
  • Đới với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, thường gặp viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản cũng khến trẻ bị khò khè.
  • Đới với trẻ dưới 1 tuổi, khò khè kèm với thay đổi tư thế thường làm trẻ bị mềm sụn thanh quản hoặc có bất thường các mạch máu lớn, chèn ép vào vùng thanh quản gây chứng khò khè.
  • Đối với trẻ từ 4 tháng tuổi đến 5 tuổi, khò khè xảy ra đột ngột có nôn ói, sặc, tím tái trước đó phải tìm xem trẻ có bị dị vật đường thở hay không.
  • Trẻ ho, khàn tiếng cấp tính, khò khè, khó thở, thường xảy ra ban đêm ở trẻ bị viêm thanh phế quản cấp tính.
  • Trẻ bị khó thở, khò khè sớm sau sinh, bú kém, nghe tim có tiếng thổi thường gặp ở trẻ có bệnh tim bẩm sinh.
  • Trẻ bị sốt, khò khè, ho, khó thở, nghe phổi có những tiếng bất thường ở phổi thường gặp trong bệnh cảnh viêm phổi.
  • Trẻ mắc các bệnh xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến bé bị khò khè khi ngủ.
  • Trẻ bị viêm amiđan cấp tính cũng có thể làm trẻ bị khò khè có đờm.
>> Quảng cáo dịch vụ: dịch vụ nhận đặt hàng trên taobao uy tín chuyên nghiệp – thõa sức mua sắm trên trang  web bán hàng taobao tieng viet chuyên nghiệp
Cách chữa trị trẻ sơ sinh bị thở khò khè có đờm
Vậy cha mẹ cần làm gì khi bé có các triệu chứng thở khò khè có đờm?! Trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm, bị bệnh ho, làm trẻ thở nghe khụt khịt. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi. Vì vậy, các mẹ có thể làm xử lý bằng cách thông thoáng mũi trẻ với 2 – 3 giọt nước muối sinh lý nhỏ mũi. Các bước thực hiện vệ sinh mũi cho bé cụ thể như sau:
– Bước 1: Mẹ đặt bé nằm nghiêng, hoặc nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên. Nếu dùng lọ nhỏ thì đặt nghiêng phù hợp với độ nghiêng vừa phải để nước chảy từ từ vào khoang mũi bé. Nếu dùng lọ xịt thì đặt vòi phun ở xa vạch an toàn, sát vạch lỗ mũi.
– Bước 2: Mẹ nhỏ khoảng 2 – 3 giọt vào mũi bé, hoặc ấn nhẹ và nhanh trong 2 – 3 giây.
– Bước 3: Nghiêng đầu bé về bên còn lại và tiến hành nhỏ hoặc xịt tương tự.
– Bước 4: 5 phút sau các mẹ nên dùng các dụng cụ y tế chuyên dụng để hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi, hoặc dùng tăm bông thâm lượng nước nhỏ còn ứ đọng.
Đặc biệt, các mẹ cần phải theo dõi kỹ các biểu hiện bệnh của bé, để nhận biết trường hợp nặng hơn và đưa trẻ đi khám để điều trị kịp thời, hiệu quả. Các mẹ cũng nên phân biệt tiếng thở khò khè và hiện tượng tắc ngạt mũi của bé để điều trị phù hợp. Cha mẹ lưu ý không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, dẫn đến bệnh nặng hơn.
>> Xem thêm: nhận đặt mua sản phẩm máy đưa võng tự động cho bé yêu ngủ ngon – điện thoại iphone xách tay từ mỹ mua ở đâu uy tín
Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Sau đây là những trường hợp trẻ bị thở khò khè có đờm cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám nay:
  • Trẻ thở khò khè lần đầu tiên, trẻ khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã – bứt rứt, hay li bì ),  khò khè tái phát cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
  • Trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng từ 3 – 4 tuần, cha mẹ cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp,….).
  • Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, các mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.
  • Trẻ bị khò khè kèm nôn ói, sốt.
  • Nếu trẻ có khò khè cấp tính, đột ngột, mẹ cần phải đưa trẻ đi khám ngay, không được chờ đợi.
  • Trẻ có tiền căn bị suyễn, đột ngột thở khó, khò khè nên đưa bé đi khám sớm.
  • Trẻ khò khè từ lâu, ăn uống kém, chậm lên cân.
  • Nếu trẻ ho khàn tiếng trong ngày nhưng đêm trở nên khò khè tăng, thở mệt thì cũng cần đưa trẻ đế n bệnh viện thăm khám.
More aboutTrẻ sơ sinh có đờm bị khò khè ở cổ họng phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, ọc sữa và đi ngoài nhiều phải làm sao?

Người đăng: xuanhathudong on Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng khá phổ biến, ngay cả người lớn cũng vậy, tuy không nguy hiểm nhưng sôi bụng thường gây cho trẻ cảm giác khó chịu, gây khó khăn trong việc ăn uống và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Bài viết giúp các mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng cũng như biết được nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị hiệu quả. Tiếng sôi bụng là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh đang hoạt động bình thường, tuy nhiên cha mẹ lưu ý nếu tiếng sôi phát ra từ bụng trẻ ngày càng lớn, âm thanh sắc và mạnh hơn thì hãy đưa trẻ đến khám để bác sĩ chuẩn đoán và điều trị hiệu quả, vì không ngoại trừ trường hợp sôi bụng là dấu hiệu của tắc nghẽn đường ruột, gây nguy hiểm cho trẻ.


Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Tiếng sôi bụng ở trẻ phần lớn là điều bình thường nhưng khi cơn sôi bụng gây ra bởi sự tắc nghẽn của lượng khí ở các nếp gấp của ruột hoặc một nơi nào đó trong đường tiêu hóa thì sẽ làm trẻ sơ sinh khó chịu và quấy khóc. Vậy nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này?! Sau đây là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó chịu và quấy khóc do sôi bụng:
  • Mẹ cho trẻ bú ngoài quá sớm: Việc mẹ cho trẻ bú ngoài quá sớm là một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh, vì lúc này cơ thể trẻ không dung nạp được đường lactose có trong các loại sữa ngoài. Hàm lượng lactose không được dung nạp sẽ tích tụ ở ruột, gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
  • Mẹ cho trẻ bú bình không đúng cách, vệ sinh bình sữa chưa sạch hoặc pha sữa chưa đúng khiến trẻ nuốt phải không khí trong lúc bú.
  • Việc mẹ ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, thức ăn khó tiêu hay có tính nóng cũng là nguyên nhân khiến bé bú sữa mẹ vẫn bị sôi bụng.
Cách chữa bệnh sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao?! Sau đây là những cách chữa bệnh sôi bụng hiệu quả ở trẻ sơ sinh, các mẹ tham khảo để áp dụng cho con:
– Thay đổi tư thế cho bé bú
Mẹ hãy thay đổi tư thế cho bé bú nếu mẹ thấy trẻ khóc và nghe thấy âm thanh sôi bụng, việc này sẽ giúp lượng khí tắc nghẽn đi qua đường tiêu hóa và giúp trẻ hết sôi bụng, cụ thể như sau:
  • Đặt trẻ tựa đầu lên vai bạn và vỗ lưng để trẻ ợ nóng.
  • Hoặc đặt trẻ nằm ngửa, gập đầu gối và di chuyển từng chân trẻ lên xuống.
Đối với trẻ bú bình, mẹ lưu ý đảm bảo miệng trẻ ngậm vừa núm vú để ngăn không để trẻ nuốt phải không khí trong khi bú.
– Thay đổi chế độ ăn của mẹ
Chế độ ăn của mẹ cũng ảnh hưởng đến việc trẻ bú mẹ có bị sôi bụng hay không, vì trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa non nớt, dễ nhạy cảm với các loại thức ăn hấp thụ qua đường sữa mẹ. Một số loại thực phẩm mẹ ăn khi bé bú cũng góp phần tạo ra không khí, khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng như cà chua, cam, quýt, bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, giá đỗ, các sản phẩm làm từ đậu nành và sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày, vì vậy mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm này để phần nào giảm lượng khí sinh ra trong bụng trẻ.
>> Xem thêm: có nên mua điện thoại trên ebay hay không - dịch vụ nhận đặt mua áo khoác quảng châu giá rẻ uy tín nhất - dịch vụ chuyên nhận ship hàng từ taobao về việt nam tốt nhất - dịch vụ nhận đặt mua hàng mỹ ở việt nam uy tín nhất
Cách phòng ngừa sôi bụng cho trẻ sơ sinh
Như đã nói ở trên việc sôi bụng ở trẻ không gây nguy hiểm nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, vì vậy việc phòng ngừa sôi bụng cho trẻ là điều cần thiết. Sau đây là những cách phòng ngừa sôi bụng cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà các mẹ nên làm:
– Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong những năm đầu đời là cách phòng tránh sôi bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Nếu mẹ ít sữa thì có thể cho bé bú nhiều lần để bé đủ no và cơ thể mẹ cũng tự điều chỉnh để tiết ra lượng sữa nhiều hơn.
– Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng sữa công thức thay thế, mẹ cần tìm hiểu kỹ về thành phần, lượng sữa và cách pha trước khi cho bé uống. Khi mua sữa và các chế phẩm từ sữa, mẹ lưu ý đọc kỹ thành phần dinh dưỡng để chọn loại có hàm lượng lactose thấp, giúp cho việc tiêu hóa của trẻ diễn ra dễ dàng.
– Pha sữa và cho bé bú bình đúng cách, mẹ lưu ý pha sữa trước khi cho bé bú 5 – 10 phút rồi để bình sữa đứng để tăng thời gian phân hủy bọt khí, mẹ cũng nên khuấy nhẹ sữa trong lúc pha để tránh bong bóng khí nhé.
– Chế độ ăn uống của mẹ cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa sôi bụng ở trẻ sơ sinh, mẹ lưu ý nên ăn thực phẩm ít mỡ, hạn chế thức ăn có tính nóng, ăn nhiều rau củ và hoa quả và uống ít nhất 2 lít nước/ngày.
More aboutTrẻ sơ sinh bị sôi bụng, ọc sữa và đi ngoài nhiều phải làm sao?